Close Menu
Ẩm Thực Hiện Đại
    Facebook Instagram YouTube Threads
    Facebook Instagram YouTube Threads
    Ẩm Thực Hiện Đại
    • TRANG CHỦ
    • VIỆT NAM
      1. Đánh giá nhà hàng
      2. Danh sách nổi bật
      3. Phỏng vấn
      4. View All

      House of Merlin: Trải nghiệm Cocktail & Rum trong thế giới Steampunk độc đáo

      Tháng mười hai 27, 2024

      Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản tại Matsuri – TPHCM

      Tháng mười hai 20, 2024

      USEbar.hanoi – Cocktail bar sáng tạo và bền vững

      Tháng mười 8, 2024

      Cảm nhận về Bờm Kitchen & Wine Bar – TPHCM

      Tháng tư 2, 2024

      Những quán cà phê đặc sản phải thử tại Đà Nẵng

      Tháng tư 12, 2025

      Những nhà hàng kiểu Âu đáng thử tại Đà Nẵng

      Tháng tư 7, 2025

      Ăn gì ở Đà Nẵng: Đánh giá khách quan về những quán địa phương nổi tiếng

      Tháng ba 26, 2025

      Top 7 rooftop bar ưa thích nhất tại Hà Nội

      Tháng hai 2, 2025

      Nghệ thuật kết hợp rượu vang và món Việt: Lời khuyên từ một chuyên gia

      Tháng mười một 6, 2024

      Trò chuyện cùng LABTORY – Nhà bia thủ công đậm chất Việt

      Tháng chín 19, 2024

      Trò chuyện cùng Maison Béjo về nghề phô mai thủ công tại Việt Nam

      Tháng tư 21, 2023

      Những quán cà phê đặc sản phải thử tại Đà Nẵng

      Tháng tư 12, 2025

      Những nhà hàng kiểu Âu đáng thử tại Đà Nẵng

      Tháng tư 7, 2025

      Ăn gì ở Đà Nẵng: Đánh giá khách quan về những quán địa phương nổi tiếng

      Tháng ba 26, 2025

      Top 7 rooftop bar ưa thích nhất tại Hà Nội

      Tháng hai 2, 2025
    • THẾ GIỚI
      1. Châu Á
      2. Châu Âu
      3. View All

      Ipoh – “kinh đô ẩm thực đường phố Quảng Đông” của Malaysia

      Tháng ba 23, 2024

      Ăn gì tại Langkawi: Những địa chỉ nổi tiếng và đáng đi nhất

      Tháng ba 21, 2024

      Kinh nghiệm du lịch Langkawi – hòn đảo UNESCO nổi tiếng Malaysia

      Tháng ba 20, 2024

      Top quán bar nổi tiếng nhất Penang, Malaysia

      Tháng hai 22, 2024

      Kinh nghiệm du lịch LILLE – “Hòn ngọc Flanders” miền bắc nước Pháp

      Tháng ba 11, 2025

      Cẩm nang khám phá 20 quận PARIS: Chi tiết xem gì, ăn gì tại từng quận

      Tháng hai 20, 2025

      PARIS: Những lầm tưởng, định kiến và quan ngại phổ biến

      Tháng mười một 23, 2024

      Ăn gì ở TOULOUSE: Những đặc sản và địa chỉ phải thử

      Tháng mười 5, 2024

      Kinh nghiệm du lịch LILLE – “Hòn ngọc Flanders” miền bắc nước Pháp

      Tháng ba 11, 2025

      Cẩm nang khám phá 20 quận PARIS: Chi tiết xem gì, ăn gì tại từng quận

      Tháng hai 20, 2025

      PARIS: Những lầm tưởng, định kiến và quan ngại phổ biến

      Tháng mười một 23, 2024

      Ăn gì ở TOULOUSE: Những đặc sản và địa chỉ phải thử

      Tháng mười 5, 2024
    • KIẾN THỨC

      Vang tự nhiên thực chất là gì, có ngon bằng vang truyền thống?

      Tháng năm 8, 2025

      Nghệ thuật kết hợp rượu vang và món Việt: Lời khuyên từ một chuyên gia

      Tháng mười một 6, 2024

      Bắt đầu tìm hiểu rượu vang từ đâu: Hướng dẫn của một Sommelier

      Tháng mười 30, 2024

      Kiến thức vang cơ bản: Vì sao vang Bordeaux nổi tiếng đến vậy?

      Tháng tám 31, 2024

      Kiến thức cơ bản về vang Alsace-Pháp cho người mới bắt đầu

      Tháng tám 13, 2024
    • CÔNG THỨC CHẾ BIẾN
      1. Món ăn
      2. Thức uống
      3. View All

      Cách chế biến món mỳ sốt tỏi kiểu Việt nổi tiếng tại Mỹ

      Tháng Một 24, 2023

      Công thức làm sốt pesto (dùng cho mỳ ý, pizza…)

      Tháng mười hai 6, 2022

      Công thức làm Mỳ Ý tươi

      Tháng chín 3, 2022

      Cách làm vang nóng Mulled Wine nhanh và dễ dàng

      Tháng Một 14, 2023

      Công thức pha chế cocktail Old Fashioned

      Tháng mười một 20, 2022

      Công thức pha chế cocktail Whiskey Sour

      Tháng chín 14, 2022

      Cách chế biến món mỳ sốt tỏi kiểu Việt nổi tiếng tại Mỹ

      Tháng Một 24, 2023

      Cách làm vang nóng Mulled Wine nhanh và dễ dàng

      Tháng Một 14, 2023

      Công thức làm sốt pesto (dùng cho mỳ ý, pizza…)

      Tháng mười hai 6, 2022

      Công thức pha chế cocktail Old Fashioned

      Tháng mười một 20, 2022
    • BLOG – GÓC NHÌN

      Ăn gì ở Đà Nẵng: Đánh giá khách quan về những quán địa phương nổi tiếng

      Tháng ba 26, 2025

      PARIS: Những lầm tưởng, định kiến và quan ngại phổ biến

      Tháng mười một 23, 2024

      Michelin Việt Nam 2024 – Những gì được và chưa được?

      Tháng bảy 24, 2024

      Có một VENICE rất khác trong “A Haunting in Venice”

      Tháng mười 2, 2023

      Cẩm nang Michelin Việt Nam 2023 từ góc nhìn của một người Pháp

      Tháng bảy 5, 2023
    • LIÊN HỆ
      • Về Ẩm Thực Hiện Đại
      • Về các tác giả
      • Mẫu thư liên hệ
    • Tiếng Việt
      • Tiếng Việt
    Ẩm Thực Hiện Đại
    Home»BLOG - GÓC NHÌN»PARIS: Những lầm tưởng, định kiến và quan ngại phổ biến
    BLOG - GÓC NHÌN

    PARIS: Những lầm tưởng, định kiến và quan ngại phổ biến

    Quynh HuongBy Quynh HuongTháng mười một 23, 2024Updated:Tháng ba 16, 202521 Mins Read
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Châu Âu có quá nhiều thành phố tuyệt vời, nhưng tình yêu lớn nhất trong tôi không đâu khác chính là Paris.

    Sê-ri Paris này có lẽ đã bị trì hoãn quá lâu, bởi tôi có quá nhiều tình cảm và điều muốn chia sẻ về nơi này đến nỗi không biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi đã tới Paris rất nhiều lần, mỗi lần thường ít nhất một tuần. Cả tôi và Loic đều có gia đình và bạn bè hiện đang sinh sống tại đây, hoặc đã gắn bó cả cuộc đời với thành phố này.

    Paris Seine
    Paris thơ mộng bên bờ sông Seine

    Paris luôn là một trong những chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất trên các diễn đàn du lịch, cả của người Việt cũng như người nước ngoài. Số người yêu Paris là rất nhiều, nhưng những ý kiến trái chiều cũng không phải là ít.

    Bài viết đầu tiên trong sê-ri Paris của chúng tôi sẽ giải mã những lầm tưởng và định kiến phổ biến của những người lần đầu tiên (hoặc chưa từng) đến đây, cũng như mách cho các bạn những bí kíp cần ghi nhớ để có được khoảng thời gian tuyệt vời nhất tại Kinh đô ánh sáng – thành phố mà ai cũng nên đến ít nhất một lần trong đời này.

    Paris Seine


    Xem thêm: Cẩm nang khám phá 20 quận PARIS – Chi tiết xem gì, ăn gì tại từng quận


    Mục lục

    Toggle
    • 1. Khi “Emily in Paris” mắc phải Paris Syndrome
    • 2. Chưa leo Tháp Eiffel thì chưa gọi là đến Paris?
    • 3. Ở Paris 2 ngày là đủ?
    • 4. Cứ là Paris thì ăn đâu cũng ngon?
    • 5. Người Paris không thân thiện?
    • 6. Kẻ móc túi – Chúng là ai?
    • 7. Lời kết

    1. Khi “Emily in Paris” mắc phải Paris Syndrome

    Có lẽ nhiều bạn cũng đã nghe nói đến “Hội chứng Paris” (“Paris Syndrome”) – cụm từ ban đầu vốn được đặt tên nhằm chỉ một chứng bệnh tâm lý mà một số du khách, đặc biệt là du khách Nhật Bản, mắc phải sau khi đến Paris và thấy mọi thứ không được “màu hồng” như kỳ vọng. Ngày nay nó thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ nỗi thất vọng nói chung của du khách từ nhiều quốc gia khác nhau về một số khía cạnh “kém long lanh” của Paris.

    cafe tại Paris
    Những quán cafe vỉa hè tại Paris – một hình ảnh “cliché” điển hình được khắc họa trong sê-ri phim Mỹ “Emily in Paris”

    Với kinh nghiệm của một người từng đi và sống ở nhiều nơi, tôi có một lời khuyên muốn gửi gắm: Chúng ta đừng nên “thần tượng hóa” bất kì một điểm đến nào, cho dù đó là Paris hay Venice, Milan, Florence… Đừng để những bức hình Instagram đã được chỉnh sửa kĩ càng, hay những bộ phim tình cảm lãng mạn Hàn Quốc/ Hollywood vẽ lên trong tâm trí bạn những bức tranh không thực tế.

    Hãy nhớ Paris là thủ đô của quốc gia hiện có lượng du khách quốc tế đông nhất thế giới, với dân số 2,1 triệu dân (11,1 triệu nếu tính cả khu vực ngoại ô), “miền đất hứa” nơi thu hút dân từ khắp nơi đổ về sinh sống, học tập và làm việc… Một nơi như thế thì đương nhiên không thể hoàn hảo mà cũng sẽ có những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội của riêng mình, không khác gì mọi thành phố khác trên thế giới.

    Louvre Mona Lisa
    Bạn tưởng rằng tới Louvre là sẽ tha hồ được “selfie” cùng Mona Lisa? Thực tế thì còn phải kiên nhẫn để vượt qua đám đông này!

    Hãy chuẩn bị tinh thần chứng kiến một số ga tàu điện ngầm khá cũ và bẩn, người vô gia cư xuất hiện tại nhiều nơi, đồng thời hết sức cảnh giác trước một số tệ nạn như lừa đảo hoặc móc túi đặc biệt vào mùa cao điểm (tháng 7-8). Đó là những lúc mà các điểm tham quan nổi tiếng luôn trong tình trạng quá tải – một phần là vì du khách thường luôn có những suy nghĩ, lầm tưởng giống nhau mà tôi sẽ tiếp tục phân tích sau đây.

    2. Chưa leo Tháp Eiffel thì chưa gọi là đến Paris?

    Nếu hỏi 10 du khách quốc tế điều đầu tiên họ nghĩ tới về Paris là gì, thì chắc phải đến 8 người trả lời “Tháp Eiffel”. Không nghi ngờ gì cả, Eiffel chính là biểu tượng nổi tiếng nhất của Kinh đô ánh sáng. 

    Bản thân tôi lần nào tới Paris cũng phải tạt qua ngắm Eiffel ít nhất một lần, nếu không thì sẽ cảm thấy chuyến đi chưa trọn vẹn.

    Thế nhưng, ta có nhất thiết phải leo nó không?

    Tháp Eiffel nhìn từ cầu Bir Hakeim
    Tháp Eiffel nhìn từ cầu Bir Hakeim

    Đây thực chất là một “cliché” hết sức phổ biến, một điều mà rất nhiều du khách nghĩ là bắt buộc phải làm, không làm thì chưa gọi là đã đến Paris. Vậy nên nơi này lúc nào cũng đông và giá khá đắt đỏ: Hiện tại vào cuối 2024 thì vé rẻ nhất để leo lên đỉnh là 27 euro/người và cần đặt trước nhiều ngày (có thể đặt trước tới tận 2 tháng), nhất là vào mùa cao điểm hoặc những khung giờ đẹp nhất như hoàng hôn.

    Dù vậy, hãy nhớ rằng Eiffel tuy đẹp tuyệt – đặc biệt là vào buổi tối khi lên đèn lấp lánh, nhưng khi đang leo lên trên nó thì bạn đâu nhìn thấy nó nữa, đúng không? Thế nên view từ Eiffel thực chất không phải là view đẹp nhất! Với nhiều người bản địa, view đẹp nhất để ngắm thành phố của họ từ trên cao lại là Tháp Montparnasse – tòa nhà chọc trời duy nhất tại trung tâm Paris ở độ cao 210m, với giá vé chỉ 18e và đỡ đông đúc hơn nhiều. Những địa điểm khác cũng rất nổi tiếng với view đẹp là Tháp Saint-Jacques (giá vé 13e) hoặc sân thượng của TTTM nổi tiếng Galeries Lafayette (miễn phí!).

    Sân thượng Galeries Lafayette
    View từ sân thượng TTTM Galeries Lafayette cũng rất đẹp và miễn phí!

    Tóm lại thì bạn hãy đến Quảng trường Trocadero để ngắm Tháp Eiffel từ xa, từ đó đi tiếp xuống Vườn Trocadero và qua Cầu Iéna để chụp ảnh, thế là được. Ngoài ra bạn cũng có thể có nhiều tấm hình đẹp từ những vị trí lân cận khác như cầu Bir Hakeim (hình phía trên), nhưng hãy nhớ rằng Eiffel chỉ là một trong số rất rất nhiều địa danh đẹp và nổi tiếng của Paris – ý này sẽ đưa chúng ta đến mục tiếp theo.

    Tháp Saint-Jacques
    Tháp Saint-Jacques cũng là một điểm nổi tiếng với view đẹp ngắm Paris từ trên cao

    3. Ở Paris 2 ngày là đủ?

    Thi thoảng, tôi đọc được một số ý kiến cho rằng ở Paris chỉ vài ngày là “hết chỗ chơi”. Quan điểm của tôi lại khác hoàn toàn: Như đã nói ở trên, bản thân tôi tuy đã đến đây rất nhiều lần, vậy mà vẫn còn vô số nơi chưa khám phá hết!

    Louvre
    Riêng Bảo tàng Louvre đã cần ít nhất 1 ngày để tham quan

    Bất cứ ai có dịp đến Paris cũng đừng quên rằng chúng ta cực kì may mắn – ta đang có mặt tại một thành phố lịch sử được nhiều người coi là “thủ phủ châu Âu”, một trong những kinh đô nghệ thuật, văn hóa, ẩm thực, thời trang đẹp, phong phú và sôi động nhất thế giới. Chỉ có những ai hoặc là không biết đi đâu (vì không dành thời gian tìm hiểu thông tin), hoặc không hứng thú chút nào với tất cả những điều trên thì có lẽ mới cảm thấy “chán” được – trường hợp thứ 2 thì tôi cũng không rõ họ đến đây làm gì 🙂


    Xem thêm: Cẩm nang khám phá 20 quận PARIS – Chi tiết xem gì, ăn gì tại từng quận


    Nếu bạn đang đến Paris lần đầu, hoặc thậm chí là lần thứ 2, thứ 3…, hãy chấp nhận một thực tế là bạn mới chỉ trải nghiệm được một phần rất nhỏ những gì mà thành phố này có thể đem lại mà thôi. Thế nên cũng đừng quá ôm đồm làm gì: Nếu mục đích quan trọng nhất của bạn là đi được càng nhiều càng tốt để check-in thì đi tour sẽ hợp lý nhất, còn đã đi tự túc thì hãy nhớ rằng “đi sâu” bao giờ cũng mang lại cảm giác mãn nguyện hơn là “đi nông”.

    Lang thang đi dạo bên bờ sông Seine trong một chiều hoàng hôn
    Lang thang bên bờ sông Seine trong một chiều hoàng hôn – có những đoạn rất yên tĩnh

    Đừng để FOMO (“fear of missing out” – nỗi lo sợ mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó hay ho mà người khác có được) lấn át. Trong một chuyến đi châu Âu dài ngày đôi khi không tránh được cảm giác mệt mỏi, thì những giây phút sống chậm như lang thang đi bộ khám phá không cần chủ đích rõ ràng (Paris là một thành phố tuyệt vời để làm vậy), từ tốn nhâm nhi tách cà phê vỉa hè ngắm dòng người qua lại, nghỉ ngơi picnic bên bờ sông Seine hoặc trong công viên như dân bản địa… nghe thì tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng có thể sẽ trở thành những kỉ niệm đọng lại lâu nhất trong tâm trí chúng ta.

    Rooftop La Bellevilloise
    Paris có nhiều khu vực đậm nét bản địa hết sức thú vị, nơi bạn hầu như sẽ không thấy bóng du khách – Ảnh chụp tại rooftop bar La Bellevilloise tại Belleville

    Xem thêm: Du lịch BORDEAUX – Hướng dẫn tổng quan và lịch trình gợi ý


    4. Cứ là Paris thì ăn đâu cũng ngon?

    Nói đến ăn uống thì tôi lại phải bàn đến một lầm tưởng phổ biến khác: Ẩm thực Pháp vốn là một trong những nền ẩm thực được đánh giá cao nhất thế giới, nên rất nhiều người tưởng rằng đã ở Pháp, đặc biệt lại là Paris, thì nhà hàng nào cũng chất lượng. Một suy nghĩ tương tự khác là “Vang Pháp nào chẳng ngon”.

    Nhầm to! Bạn có biết mỗi năm thành phố này ước tính đón hàng chục triệu lượt du khách – một con số hết sức béo bở đối với bao chủ nhà hàng? Đương nhiên sẽ không thiếu “tourist traps” – những nhà hàng hầu như chỉ phục vụ đối tượng khách du lịch, với mức giá cao nhưng đồ ăn bình thường/chán và dịch vụ trung bình/ kém.

    Rue Montorgueil
    Rue Montorgueil là ví dụ về một con đường rất đông du khách – Chúng tôi thường sẽ không ăn tại các nhà hàng ở đây

    Pháp là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp thực phẩm phát triển nhất thế giới. Một điều mà đa phần người nước ngoài không hề biết, đó là tại đây có những chuỗi cung cấp thực phẩm chế biến sẵn cực kì chuyên nghiệp dành riêng cho đối tượng nhà hàng. Nếu bạn là chủ một nhà hàng tại Pháp, chắc chắn sẽ có đại diện của các tập đoàn này chủ động tiếp cận bạn, đưa ra những so sánh về chi phí mà bạn sẽ tiết kiệm được nếu sử dụng đồ ăn sẵn từ họ. Hãy nhớ chi phí nhân công ở Pháp rất cao so với Việt Nam, nên đây chắc chắn là một khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

    Và bạn đừng nghĩ rằng chúng ta – những thực khách thông thường – có thể dễ dàng phân biệt những món ăn chế biến sẵn này so với món ăn được làm tươi tại chỗ. Như tôi đã nói ở trên, đây là một ngành hết sức chuyên nghiệp tại Pháp!

    Món đặc sản Cassoulet
    Cassoulet là một ví dụ điển hình về món Pháp truyền thống mà nhiều nhà hàng thường mua sẵn

    Là những người Pháp, chúng tôi có một số lời khuyên chung như sau để giúp các bạn phần nào tránh được những nhà hàng như vậy:

    • Tránh ăn tại các nhà hàng nằm sát gần các điểm tham quan nổi tiếng, nơi mà bạn thấy hầu như chỉ toàn du khách (bạn vẫn có thể bước vào tuy nhiên chỉ nên dùng đồ uống).
    • Tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn. Cá nhân chúng tôi thường chỉ ăn tại các địa điểm được giới thiệu bởi người bản địa, hoặc các Cẩm nang ẩm thực uy tín tại Pháp như Michelin và Gault & Millau – tôi sẽ chia sẻ chi tiết thêm trong các bài viết sau. Luôn kiểm tra đánh giá qua Google, đặc biệt là các đánh giá gần nhất và các đánh giá thấp nhất (1-2 sao). Tôi thường ưu tiên những nơi có số điểm từ 4,5 trở lên, và rất hiếm khi chọn nơi dưới 4 (trừ một số trường hợp ví dụ như ở Nhật chẳng hạn – người Nhật vốn không có thói quen đánh giá 5 sao và cũng ít dùng Google maps, nên những nơi “authentic” ngon mà họ thường ăn thường chỉ có số điểm trên 3).
    • Tránh các thực đơn có quá nhiều món – dấu hiệu dễ nhất cho thấy đa phần các món đó sẽ không được làm “tươi” tại nhà hàng. Nên ưu tiên chọn các thực đơn có những chữ như “fait maison” (nhà làm – có thể không phải tất cả các món nhưng tựu chung vẫn ổn hơn), “cuisine du marché” (nguyên liệu tươi đến từ chợ địa phương), “cuisine de saison” (thực phẩm theo mùa)…
    Biểu tượng "Fait Maison" (nhà làm) trong thực đơn của Polidor
    Biểu tượng “Fait Maison” (nhà làm) trong thực đơn Polidor – một trong những bistro lịch sử của Paris từ 1845
    • Cố gắng chọn và đặt bàn trước ít nhất một hoặc vài ngày: Nếu bạn để đến sát nút đi đường đói, mệt mới tìm nơi nào đó “ăn đại” thì đương nhiên khả năng cao là sẽ không thể ưng ý. Các nhà hàng chất lượng cao tại Paris, ví dụ như những địa điểm được Michelin hay Gault & Millau khuyên thử thì đa phần luôn kín khách đặc biệt là vào buổi trưa các ngày thường – thời điểm có thực đơn theo set với mức giá hời nhất, nên nếu bạn không đặt trước thì khả năng có bàn trống là rất thấp. Ngày nay các nhà hàng tại Pháp đa phần đều có hệ thống đặt bàn qua website rất tiện lợi, lưu ý bạn sẽ thường được yêu cầu để lại thông tin thẻ tín dụng để làm đảm bảo trong trường hợp không có mặt hoặc hủy bàn phút chót.
    Kitchen Ter(re)
    Cẩm nang Michelin là một trong những nguồn uy tín để lựa chọn địa điểm ăn uống tại Pháp – Ảnh chụp tại Kitchen Ter(re) nơi chúng tôi rất ưng ý

    Xem thêm: Ăn gì, uống gì ở BORDEAUX – Những đặc sản và địa chỉ phải thử


    5. Người Paris không thân thiện?

    Đây cũng là một cliché khá phổ biến, và theo quan điểm của tôi thì cũng khá sai. Đương nhiên ở đâu cũng có người này người kia, nhưng trên thực tế đa phần người Paris/ người Pháp nói chung đều thân thiện với người nước ngoài. Chúng ta chỉ cần lưu ý một số quy tắc ứng xử cơ bản của họ như:

    • Tránh nói chuyện to tại nơi công cộng: Đây là điều mà nhiều người châu Âu nói chung rất kị
    • Luôn xếp hàng ngay ngắn chờ tới lượt mình. Trên tàu điện ngầm hoặc trong thang máy, luôn chờ để người ở trong ra trước rồi mới vào. Khi đi thang cuốn thì luôn đứng sang bên phải, vì bên trái dành cho những người vội cần đi nhanh.
    • Khi đi bộ tham quan chậm rãi thì cần lưu ý quan sát xung quanh để không vướng đường người khác, vì người Paris có thói quen đi bộ rất nhanh. Tuyệt đối không đi vào làn đường dành cho người đi xe đạp (ở phần vỉa hè phía ngoài, sát lòng đường).
    Montmartre
    Người Paris thường đi bộ rất nhanh, nên du khách cần lưu ý xung quanh để không cản trở họ
    • Với người Pháp, mọi cuộc hội thoại bao giờ cũng bắt đầu bằng lời chào Bonjour (hoặc “Bonsoir” nếu sau 6h tối). Nếu bạn tiếp cận bất kì một người lạ nào mà không mở lời bằng “Bonjour” hoặc chí ít là “Hello”, thì sẽ bị coi là khá thô lỗ. Kết thúc cuộc hội thoại cũng đừng quên cảm ơn (“Merci”) và chào tạm biệt họ.
    • Văn hóa dùng bữa tại nhà hàng Pháp rất khác so với đa phần tại Việt Nam. Đã lựa chọn nhà hàng – đặc biệt là vào buổi tối, thì họ mặc nhiên nghĩ rằng bạn phải có thời gian. Với người Pháp, việc ăn tối tại nhà hàng là một khoảng thời gian thư giãn để trò chuyện cùng gia đình và bạn bè, nên những bữa tối kéo dài nhiều giờ đồng hồ là bình thường. Bởi vậy đừng vội vàng: Khi tới, hãy chờ trước cửa nhà hàng để nhân viên ra chào và xếp chỗ cho bạn, không tự ý bước vào và ngồi xuống. Sau khi ngồi, hãy chờ một chút rồi nhân viên sẽ ra đưa bạn thực đơn. Không gọi to nhân viên, nếu cần thu hút sự chú ý của họ thì bạn chỉ cần sử dụng ánh mắt hoặc giơ tay ra hiệu. Hãy nhớ rằng nghề phục vụ tại Pháp được coi là một nghề chính thống – họ được trả lương kèm mọi quyền lợi theo luật, không phải sống bằng tiền tip như một số quốc gia khác như Mỹ. Cho nên họ hoàn toàn bình đẳng với khách hàng – bạn cần thể hiện sự tôn trọng ngang hàng với họ.
    • Nói đến tip thì bạn không bắt buộc phải tip tại Pháp – việc thanh toán bằng thẻ là rất phổ biến, nhưng nếu ưng ý với dịch vụ và món ăn, bạn có thể để lại một vài euro. Mệnh giá tối thiểu khi tip là đồng 1e, không tip bằng những xu lẻ nhỏ hơn – điều đó sẽ bị coi là thô lỗ.
    Paris cafe
    Văn hóa ăn uống tại Pháp có nhiều nét khác biệt mà du khách từ nhiều quốc gia khác có thể chưa quen

    Xem thêm: COLMAR, Pháp – Hướng dẫn du lịch chi tiết với 8 điều không thể bỏ lỡ


    6. Kẻ móc túi – Chúng là ai?

    Một mối quan ngại rất chính đáng của nhiều du khách tại châu Âu là tệ nạn móc túi/ trộm đồ hết sức phổ biến tại những thành phố nổi tiếng, không chỉ Paris mà cả Venice, Rome, Barcelona…

    Những đối tượng này có thể được chia thành 2 nhóm chính:

    • Những kẻ cơ hội: tình cờ nếu thấy “con mồi ngon” hớ hênh thì sẽ tranh thủ ra tay. Chúng thường hoạt động riêng lẻ và chiếm số ít, đương nhiên nếu bất cẩn thì ta có thể trở thành nạn nhân của chúng ở bất kì đâu, không chỉ riêng châu Âu.
    • Những băng đảng tội phạm xuyên biên giới và có tổ chức – đây mới là thủ phạm chính: Chúng đa phần đến từ Đông Âu, lợi dụng sự dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia EU để hành nghề. Rất khó để cảnh sát châu Âu xử lý triệt để được những đối tượng này, một phần là bởi chúng thường sử dụng trẻ em vị thành niên và không mang theo giấy tờ tùy thân – theo luật châu Âu thì cho dù bắt được, cảnh sát cũng không thể giữ chúng lâu. Chúng luôn hoạt động theo nhóm: Một số sẽ dùng nhiều cách để đánh lạc hướng “con mồi” trong khi số khác ra tay.
    Montmartre
    Những khu vực đông du khách như Montmartre là nơi bạn cần hết sức lưu ý tư trang

    Những điều cần làm để giảm thiểu tối đa nguy cơ này:

    • Không bao giờ để đồ có giá trị trong balo sau lưng hoặc túi quần sau: Túi/ví phải luôn để phía trước hoặc bên trong người.
    • Không mang nhiều tiền mặt. Ưu tiên sử dụng thẻ hoặc Apple Pay/Google Pay. Nếu đi theo đôi hoặc nhóm thì mỗi người chia nhau cầm một ít. Không để tất cả tiền/thẻ trong cùng một nơi mà nên chia ra nhiều ngăn trong túi.
    • Tránh thu hút sự chú ý của những “kẻ săn mồi”: Không đeo trang sức, hàng hiệu đắt tiền, không tỏ ra “lớ ngớ” một cách lộ liễu…
    • Cảnh giác cao tại những nơi đông đúc như ga tàu, các điểm tham quan, trung tâm thương mại…Khi mang theo hành lý trên tàu hoặc xe buýt đường dài, luôn để mắt tới hành lý mỗi khi tàu/ xe dừng đỗ (cẩn thận hơn có thể mua khóa nhỏ để khóa hành lý vào khung chứa đồ trên tàu, nhưng cần lưu ý sắp xếp để không ảnh hưởng đến người khác).
    • Paris có một số khu vực kém an toàn hơn, ví dụ như một vài tuyến phố tại các quận 18, 19…Về cơ bản nếu bạn không đi cùng người bản địa, hãy tránh lang thang ở những khu này vào buổi tối muộn.
    • Trước khi rời Việt Nam cần chuẩn bị tất cả các bước đề phòng: Photo tất cả các giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, bằng lái xe… Lưu giữ tất cả ảnh trong điện thoại/ máy ảnh vào Google Photos/iCloud. Khi mua bảo hiểm du lịch cần tìm hiểu kĩ các giấy tờ cần xuất trình để được đền bù trong trường hợp xấu nhất.
    Vương cung Thánh đường Sacré-Cœur
    Vương cung Thánh đường Sacré-Cœur cũng là một điểm tham quan rất đông và nổi tiếng khác mà bạn cần cẩn trọng

    Xem thêm: RIQUEWHIR – Kinh nghiệm du lịch tại làng cổ nổi tiếng nhất Alsace, Pháp


    7. Lời kết

    Không có thành phố nào, quốc gia nào trên thế giới là hoàn hảo, và Paris hay nước Pháp cũng vậy. Nhưng Paris vẫn là một trong những thành phố đẹp nhất, giàu có nhất thế giới về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, ẩm thực…, và là một trong những điểm đến mà bất kì người đam mê du lịch, khám phá nào cũng phải tới ít nhất một lần trong đời.

    Và dù là ở Paris hay bất cứ đâu, việc có được khoảng thời gian vui vẻ hay không thường phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân chúng ta. Tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tâm lý và những kĩ năng cần thiết để có được một chuyến du lịch suôn sẻ, để Paris trở thành một kỉ niệm tuyệt vời mà bạn sẽ không bao giờ quên.

    Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào, các bạn đừng ngại để lại bình luận dưới đây cho chúng tôi nhé. Và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi về Paris! 

    Vườn Luxembourg


    Xem thêm các bài viết khác về Paris và nước Pháp:

    • Cẩm nang khám phá 20 quận PARIS – Chi tiết xem gì, ăn gì tại từng quận
    • Kinh nghiệm du lịch ALSACE với những ngôi làng cổ đẹp như tranh vẽ
    • Kinh nghiệm du lịch BORDEAUX chi tiết
    • Tổng quan du lịch TOULOUSE – 5 thông tin cơ bản thú vị
    • Kinh nghiệm du lịch LILLE – “Hòn ngọc Flanders” miền bắc nước Pháp

    *Mọi hình ảnh và nội dung trong bài viết trên đều là bản quyền của Ẩm Thực Hiện Đại. 

    ẩm thực Pháp du lịch châu âu featured michelin guide nước Pháp Paris
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleNghệ thuật kết hợp rượu vang và món Việt: Lời khuyên từ một chuyên gia
    Next Article Tươi ngon từ Pháp: Mùa táo bền vững lên ngôi tại Việt Nam
    Avatar photo
    Quynh Huong
    • Facebook

    Là một cô gái Việt Nam đam mê nghệ thuật, du lịch, ẩm thực và chủ nghĩa tối giản, Quỳnh Hương từng là tác giả của trang blog The Nomad Quynh cũng như nhiều bài báo trên các tạp chí. Cô mang đến cho Ẩm Thực Hiện Đại góc nhìn riêng của một người Việt từng nhiều năm sống ở nước ngoài, với niềm đam mê bất tận dành cho xê dịch và khám phá.

    Related Posts

    Vang tự nhiên thực chất là gì, có ngon bằng vang truyền thống?

    Tháng năm 8, 2025

    Những quán cà phê đặc sản phải thử tại Đà Nẵng

    Tháng tư 12, 2025

    Những nhà hàng kiểu Âu đáng thử tại Đà Nẵng

    Tháng tư 7, 2025
    Leave A Reply Cancel Reply

    About Us
    About Us

    Chúng tôi là Loic và Quỳnh Hương - cặp đôi đam mê ẩm thực và xê dịch. Mục tiêu của chúng tôi là khám phá thế giới và chia sẻ kiến thức!


    Description of Image

    Follow Us
    • Facebook
    • Threads
    • Instagram
    • YouTube
    Giới thiệu chung
    Giới thiệu chung

    Ra đời vào năm 2022, Ẩm Thực Hiện Đại là một tạp chí điện tử dành cho những người Việt đam mê ẩm thực đương đại, coi đó không chỉ đơn giản là ăn uống mà còn là sở thích, văn hóa, nghệ thuật.

    Mỗi cộng đồng, mỗi nền văn hóa đều có những bản sắc riêng, nơi di sản ẩm thực là một phần không thể thiếu.

    Mục tiêu của Ẩm Thực Hiện Đại là giới thiệu đến bạn đọc bức tranh ẩm thực sôi động đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, cũng như chia sẻ kiến thức liên quan đến các nền văn hóa ẩm thực đa dạng trên thế giới.

    NỘI DUNG


    LIÊN HỆ
    🍴Về Ẩm Thực Hiện Đại
    💻 Về các tác giả
    📝 Mẫu thư liên hệ

    CẨM NANG DU LỊCH THEO QUỐC GIA
    🇫🇷 PHÁP
    🇲🇾 MALAYSIA
    🇹🇭 THÁI LAN
    🇮🇹 Ý

    KIẾN THỨC
    🍸COCKTAIL
    🍷RƯỢU VANG

    Follow Us
    • Facebook
    • Threads
    • Instagram
    • YouTube
    Copyright @ Ẩm Thực Hiện Đại - 2022
    • THẾ GIỚI
    • VIỆT NAM
    • CÔNG THỨC CHẾ BIẾN
    • KIẾN THỨC
    • BLOG – GÓC NHÌN

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.